Một số Nghiên cứu, Luận văn/Tiểu luận/Đồ án của sinh viên khóa 2017-2021

LVTL - Đồ án môn học Tin tức sự kiện

Một số Nghiên cứu, Luận văn/Tiểu luận/Đồ án của sinh viên Khoa Kỹ Thuật Cơ Khí niên khóa 2017-2021

   Nhằm tạo động lực học tập, nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, Khoa KTCK trân trọng giới thiệu một số đồ án và mô hình mà sinh viên của Khoa đã thực hiện: 

LUẬN VĂN

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÔ PHỎNG MÁY CẮT BĂM CÂY KHÓM  PHỤC VỤ VÙNG TRỒNG KHÓM CẦU ĐÚC TỈNH HẬU GIANG

Tóm tắt: Nghiên cứu thiết kế mô phỏng máy cắt băm cây khóm phục vụ vùng trồng khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang. Vẽ chi tiết, xuất bản bản vẽ thiết kế, bản vẽ lắp ráp. Làm cơ sở dữ liệu nghiên cứu giai đoạn 2, giai đoạn chế tạo, thực nghiệm kiểm chứng.

Tên đề tài: ỨNG DỤNG XỬ LÝ ẢNH ĐIỀU KHIỂN CHÍNH XÁC VỊ TRÍ ROBOT ĐA HƯỚNG

Tóm tắt: Đề tài luận văn ỨNG DỤNG XỬ LÝ ẢNH ĐIỀU KHIỂN CHÍNH XÁC VỊ TRÍ ROBOT ĐA HƯỚNG bao gồm các nội dung cốt lõi như: tìm hiểu các khái niệm và kiến thức cơ bản về Robot, thiết kế và chế tạo mô hình Robot đa hướng sử dụng 4 bánh Omni, thiết kế mạch điều khiển, xây dựng giải thuật PID điều khiển vị trí động cơ DC, ứng dụng xử lý ảnh điều khiển chính xác vị trí Robot đa hướng.

Tên đề tài: MÔ HÌNH MOBILE ROBOT BÁM SÁT ĐỐI TƯỢNG, HỖ TRỢ THỦ TỤC GIẤY TỜ HÀNH CHÍNH CHO SINH VIÊN TẠI KHOA KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Tóm tắt: Đề tài luận văn “ Mô Hình Mobile Robot Bám Sát Đối Tượng, Hỗ Trợ Thủ Tục Giấy Tờ Hành Chính Cho Sinh Viên Tại Khoa Kỹ Thuật Cơ Khí” thực hiện giải quyết những nhiệm vụ bao gồm các nội dung như sau: Tìm hiểu về mobile robot sử dụng CV,  thiết kế và điều khiển mobile robot sử dụng CV phát hiện đối tượng (khuôn mặt và màu đỏ) xác định vị trí đối tượng trong khung hình, điều khiển robot bám theo đối tượng, xây dựng giải thuật PID điều khiển động cơ DC.

Tên đề tài: MÔ HÌNH CHATBOT GIAO TIẾP, HỖ TRỢ THỦ TỤC GIẤY TỜ HÀNH CHÍNH CHO SINH VIÊN TẠI KHOA KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Tóm tắt: Đề tài luận văn “Mô Hình Chatbot Giao Tiếp, Hỗ Trợ Thủ Tục Giấy Tờ Hành Chính Cho Sinh Viên Tại Khoa Kỹ Thuật Cơ Khí” thực hiện giải quyết những nhiệm vụ bao gồm các nội dung như sau: Tìm hiểu về Deep learning trong việc đào tạo dữ liệu cho chatbot, thiết kế và điều khiển cơ cấu quản lý và thu thập tài liệu từ yêu cầu điều khiển của chatbot.

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG NHẬN DẠNG LỖI SẢN PHẨM SẤY BẰNG XỬ LÝ ẢNH

Tóm tắt: Luận văn “Nghiên cứu, thiết kế mô hình hệ thống nhận dạng lỗi sản phẩm bằng xử lý ảnh” trình bày cách tính toán và thiết kế chế tạo hệ thống phát hiện thu nhận lỗi của sản phẩm sấy bằng xử lý ảnh. Hệ thống gồm 2 thành phần chính: Về phần mềm, lập trình được phần mềm nhận dạng lỗi sản phẩm sấy, tìm được diện tích và tâm nơi bị lỗi để phục vụ cho phần cứng loại bỏ lỗi của sản phẩm sấy; Về phần cứng, hệ thống thu nhận ảnh lỗi sản phẩm sấy, xử lý được nhiều lát khoai song song và loại bỏ sản phẩm sấy bị lỗi. Đề tài đã giải quyết được những mục tiêu ban đầu đặt ra, làm cơ sở để sinh viên tiếp tục nghiên cứu.

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KHIỂN CÁNH TAY ROBOT SÁU BẬC CÓ HỌC LỆNH ỨNG DỤNG TRONG HỌC TẬP

Tóm tắt: Luận văn “Nghiên cứu điều khiển cánh tay robot sáu bậc có học lệnh ứng dụng trong học tập” thực hiện một số nhiệm vụ chính như: Thiết kế lắp ráp được mô hình cánh tay robot, thiết kế giao diện điều khiển cánh tay, lập trình điều khiển cánh tay robot theo chế độ đặt trước, lập trình khả năng học lệnh của robot do người dùng điền khiển. Đề tài phần lớn đã đạt được những mục tiêu đề ra, qua đó tạo cơ sở để sinh viên tiếp tục nghiên cứu về robot, giúp  cho việc học không còn nặng về lý thuyết nhàm chán nữa mà có thể được ứng dụng kiến thức đã học vào thực hành điều khiển robot.

 

Tên đề tài: THIẾT KẾ MÁY PHUN ÉP NHỰA

Tóm tắt: Luận văn “THIẾT KẾ MÁY PHUN ÉP NHỰA” được thực hiện dựa trên nhu cầu gia công vật liệu dẻo đang được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cũng như trong đời sống hằng ngày. Chất dẻo có ưu điểm là nhẹ, bền, dễ gia công, giá thành không cao, trong công nghiệp nó được thay thế dần các chi tiết làm bằng kim loại vừa đắt tiền vừa nặng. Với nhu cầu thị trường sản phẩm chất dẻo ngày càng cao, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng tăng, sự đa dạng về vật liệu nhựa… Từ đó dẫn đến hàng loạt các phương pháp công nghệ, máy móc thiết bị dây chuyền tự động, nhằm mục đích tăng năng suất, chất lượng ngày càng hoàn thiện và giảm giá thành sản xuất sản phẩm. Để thực hiện được những nhu cầu đó cần tính toán thiết kế và chế tạo máy phun ép nhựa. Trên thị trường hiện nay đã có nhiều loại máy khác nhau tuỳ theo ứng dụng và nhu cầu người dùng. Mục tiêu bước đầu là có thể đưa ra mô hình lý thuyết, đề xuất các phương án thiết kế và lựa chọn phương án phù hợp với đối tượng là các vật có thể tích nhỏ. Sau đó thực hiện tính toán và vẽ mô hình 3D để tạo tiền đề cho việc chế tạo mô hình thực tế.

Tên đề tài: Nghiên cứu điều khiển nguồn thiết bị thông minh thông qua giọng nói kết hợp xử lý ảnh nhận dạng

Tóm tắt: Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu điều khiển nguồn thiết bị thông minh thông qua giọng nói kết hợp xử lý ảnh nhận dạng” cùng với các nội dung chính đã được tóm tắt như sau:

Thiết kế mô hình thiết bị và điều khiển được nguồn cấp cho các thiết bị. Lập trình nhận dạng người vào phòng hoặc người được phép điều khiển. Lập trình hệ thông nhận dạng giọng nói Tiếng Việt thông qua google Assistant. Điều khiển được các thiết bị bằng giọng nói và lưu trữ thông tin đã điều khiển. Nghiên cứu tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Python và kết hợp xử lý ảnh nhận dạng gương mặt với thư viện openCV. Nghiên cứu và thiết kế cách điều khiển nguồn thiết bị thông minh trong nhà bằng giọng nói có kết hợp xử lý ảnh nhận dạng gương mặt. Tìm hiểu nắm được cách sử dụng Raspberry Pi 4 điều khiển các nguồn thiết bị cơ bản trong nhà. Trình bày kết quả về phần cứng đã được thực hiện gồm hệ thống ngôi nhà điều khiển nguồn thiết bị có khả năng bảo mật nhận dạng được người dùng để mở cửa và chống người lạ, điều khiển được thiết bị bằng giọng nói. Điều khiển qua giao diện từ xa, điều khiển bằng công tắc cơ có cập nhật trạng thái thiết bị và hệ thống cảm biến bảo đảm an toàn. Phần mềm đã lập trình nhận dạng được gương mặt người dùng, điều khiển thiết bị thông qua giọng nói dựa trên Google assistant, điều khiển được bằng giao diện từ xa và có cập nhật trạng thái thiết bị cùng với hệ thống cảm biến nhận dạng có người và hệ thống cảm biến an toàn khí gaz. Tạo ra được một mô hình thực tế có thể điều khiển được bằng giọng nói, bảo mật bằng nhận dạng gương mặt, điều khiển được bằng giao diện từ xa và công tắc tại chỗ và có hệ thống cảm biến khí gaz an toàn cho ngôi nhà. Về thảo luận thì có những khó khăn, các phương hướng giải quyết các vấn đề gặp phải trong qua trình thực hiện đề tài.

Tên đề tài: ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI.

Tóm tắt: Luận văn “ ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI ” được thực hiện với các mục tiêu sau: Tìm hiểu về mô hình giám sát và điều khiển nhiệt độ chuồng trại; Tìm hiểu các loại cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, cảm biến quang, relay …; Tìm hiểu về PLC Simatic S7-1200: Nguyên cứu cấu trúc phần cứng, nguyên lý hoạt động của PLC S7-1200; Tìm hiểu và sử dụng phần mềm TIA Portal và WinCC để lập trình và thiết kế giao diện trên PLC S7-1200; Xây dựng mô hình chuồng trại đáp ứng các yêu cầu của đề tài. Đề tài phần lớn đã đạt được mục tiêu đề ra, hoàn thiện được mô hình chuồng trại,chạy thử mô hình thành công, góp phần làm cơ sở cho sinh viên tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.

Tên đề tài: HỆ THỐNG CHỐNG TRỘM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ẢNH NHẬN DIỆN KHUÔN MẶT

Tóm tắt: Luận văn “Hệ thống chống trộm ứng dụng công nghệ xử lý ảnh, nhận diện khuôn mặt” thực hiện giải quyết những nhiệm vụ bao gồm các nội dung như sau: Tìm hiểu về giải thuật SVM trong phân lớp đối tượng; Ứng dụng các công cụ và thư viện lập trình như: Python, Open CV, Scikit – learn…; Nghiên cứu các thiết bị phần cứng như: Raspberry, Camera, SIM800A, USB UART…; Xây dựng mô hình phần cứng hoàn chỉnh; Chạy hệ thống nhận diện khuôn mặt; Đưa dữ liệu lên Web server; Gửi tin nhắn khi hệ thống nhận diện được người lạ và gửi theo thời gian quy định; Thực hiện thí nghiệm so sánh độ chính xác qua nhiều lần. Đề tài hoàn thành được nhiều nhiệm vụ đặt ra, giúp vận dụng kiến thức đã học và tìm hiểu được thêm nhiều kiến thức mới, hơn nữa là cơ sở để sinh viên tiếp tục thực hiện nghiên cứu sâu hơn, làm hoàn thiện đề tài hơn.

 

Tên đề tài: Thiết kế mô hình máy đo độ đục nước trong

Tóm tắt: Luận văn “Thiết kế mô hình máy đo độ đục nước trong” tìm hiểu về các tác hại của độ đục nước trong ảnh hưởng đến chất lượng của tài nguyên nước tác động như thế nào đối với sức khỏe của con người và môi trường, nắm được các công nghệ và quy trình của độ đục nước từ đó đề xuất giải pháp công nghệ xác định và kiểm soát được độ đục nước trong để cải thiện tài nguyên nước, từ đó thiết kế và tạo ra thiết bị đo được độ đục nước và hiển thị lên màn hình LCD, lưu trữ dữ liệu trên Google Spreadsheets.

TIỂU LUẬN

Tên đề tài: MÔ HÌNH MÁY BÁN HÀNG TỰ ĐỘNG

Tóm tắt: Tiểu luận này trình bày phương pháp, quá trình thiết kế ứng dụng mua hàng trên điện thoại với những tín năng như tạo tài khoản dành cho người mua hàng, nạp tiền vào tài khoản người mua, đăng nhập với quyền quản lí để xem thông tin số lượng sản phẩm còn lại trong máy, thông tin người dùng, số lượng hàng đã bán hàng của máy. Thiết kế máy bán hàng sử dụng cơ cấu chấp hành là động cơ Servo dùng để trả 3 loại nước dạng lon với thể tích 330ml. Sử dụng cảm biến hồng ngoại để xác định trạng thái từng loại hàng. Sử dụng màn hình LCD 16×2 để hiện thị quá trình làm việc của máy, hiển thị trạng thái từng loại hàng có trong máy (còn hàng hay hết hàng). Áp dụng tổng hợp các kiến thức đã học trong chuyên ngành Cơ điện tử vào thực tế, tìm hiểu và nghiên cứu thêm các kiến thức về lập trình ứng dụng, IoT.

Tên đề tài: ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT MỰC NƯỚC BỒN ĐƠN

Tóm tắt: Tiểu luận trình bày về Điều khiển và giám sát mực nước hệ bồn đơn. Tìm hiểu rõ về PLC S7-1200, biến tần MM420, cảm biến siêu âm và ngôn ngữ lập trình LAD trên Tia Portal. Từ đó xây dựng mô hình hệ thống điều khiển và giám sát mực nước hệ bồn đơn sử dụng PLC S7-1200, biến tần và động cơ 3 pha, giữ ổn định mực nước đặt trong bồn của hệ bồn đơn bằng phương pháp PID. Nghiêm cứu trạng thái của bồn khi thay đổi các thông số của hệ thống. Xây dựng giao diện và thiết kế mô phỏng trên WinCC.

Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH ỔN ĐỊNH MỰC CHẤT LỎNG

Tóm tắt: Tiểu luận trình bày phương pháp thiết kế, xây dựng mô hình thí nghiệm ổn định và điều khiển mực chất lỏng sử dụng bộ điều khiển PID. Xây dựng các module phần cứng và giải thuật phần mềm phục vụ điều khiển hệ thống trên board mạch Arduino Mega 2560 và công cụ MATLAB/Simulink. Kết quả thực tế cho thấy đáp ứng của hệ thống có thời gian tăng và thời gian xác lập hợp lý, sai số hệ thống không đáng kể. Ngoài ra, bộ điều khiển còn đáp ứng được yêu cầu về thời gian thực và sự ổn định trước tác động của nhiễu vào hệ thống.

Tên đề tài: ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT CHUỒNG TRẠI TRONG CHĂN NUÔI

Tóm tắt: Tiểu luận này tìm hiểu về mô hình giám sát và điều khiển nhiệt độ chuồng trại, với các mục tiêu sau: Tìm hiểu các loại cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, cảm biến quang, relay …; Tìm hiểu về PLC Simatic S7-1200: Nguyên cứu cấu trúc phần cứng, nguyên lý hoạt động của PLC S7-1200; Tìm hiểu và sử dụng phần mềm TIA Portal và WinCC để lập trình và thiết kế giao diện trên PLC S7-1200; Xây dựng mô hình chuồng trại đáp ứng các yêu cầu của đề tài.

Trân trọng ./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *