TUYỂN SINH
THÔNG TIN TUYỂN SINH – KHOA KỸ THUẬT CƠ KHÍ NĂM 2025
02-03-2025
THÔNG TIN TUYỂN SINH – KHOA KỸ THUẬT CƠ KHÍ NĂM 2025
Ngành đào tạo:
1. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, chỉ tiêu tuyển sinh 70, mã ngành 7510203
2. Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, chỉ tiêu tuyển sinh 90, mã ngành 7510303
Chuyên ngành:
– Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
– Công nghệ kỹ thuật Robot và trí tuệ nhân tạo (CHUYÊN NGÀNH MỚI)
=>Video giới thiệu chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Robot và trí tuệ nhân tạo: BẤM VÀO ĐỂ XEM
Tổ hợp xét tuyển:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
C01: Toán – Vật lý – Ngữ văn
D01: Toán –Tiếng Anh – Ngữ văn
TH1: Toán – Vật lý – Tin Học
TH3: Toán – Vật lý – Công nghệ
TH6: Toán – Ngữ văn – Tin học
TH8: Toán – Ngữ văn – Công nghệ
Thông tin về Khoa:
Số điện thoại Khoa: 0292 3898 167
=>Video giới thiệu về khoa phục vụ tuyển sinh 2025: BẤM VÀO ĐỂ XEM
=>Video giới thiệu về chi tiết, cụ thể các hoạt động của khoa: BẤM VÀO ĐỂ XEM
=>Thông tin tuyển sinh của Khoa: http://khoaktck.ctuet.edu.vn/category/tuyen-sinh/
=>Thông tin xét tuyển đại học chính quy 2025: https://tuyensinh.ctuet.edu.vn/
=>Website khoa: http://khoaktck.ctuet.edu.vn/
=>Hệ thống học tập trực tuyến: https://elearning.ctuet.edu.vn/
=>Facebook của Khoa: https://www.facebook.com/fmectut/
Thông tin Trường:
Số điện thoại Trường: 0292 3898 167
=>Website trường: https://ctuet.edu.vn/
=>Phòng đào tạo của Trường: https://pdaotao.ctuet.edu.vn/
=>Facebook của Trường: https://www.facebook.com/CTUT.CT/
Địa chỉ: 256 Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Trân trọng !
ĐÀO TẠO
BUỔI THẨM ĐỊNH NGÂN HÀNG CÂU HỎI – ĐỀ THI – BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HÓA NĂM 2025
03-04-2025






- Danh sách dự kiến sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp đợt tháng 3 năm 2025
- Lễ trao bằng tốt nghiệp sinh viên đại học chính quy trường đại học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ ngày 19/01/2025
- Thông báo điều chỉnh Kế hoạch xét công nhận và trao bằng tốt nghiệp đợt tháng 12 năm 2024
- Thông báo Kế hoạch xét công nhận và trao bằng tốt nghiệp sinh viên đại học chính quy đợt tháng 12 năm 2024.
- BUỔI LỄ TRAO BẰNG TỐT NGHIỆP ĐỢT THÁNG 9 NĂM 2024
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Các NCKH – Đồ án/TTNN của sinh viên Khoa Kỹ thuật cơ khí niên khóa 2020-2024 lần 2
03-04-2025
Đồ án/TTNN của sinh viên
Khoa Kỹ thuật cơ khí niên khóa 2020-2024 lần 2
Nhằm tạo động lực học tập, nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, Khoa KTCK trân trọng giới thiệu tới các em một số đồ án và mô hình mà sinh viên của Khoa đã thực hiện:
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÔ HÌNH GIÁM SÁT PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Tác giả thực hiện:
Huỳnh Hữu Trí – 2001254
Đinh Nguyễn Ngọc Tân – 2001144
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Ngày nay quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho nền kinh tế nước ta càng phát triển. Cùng với sự phát triển đó nhu cầu sử dụng điện của người dân ngày càng tăng, nhiều nguồn năng lượng dùng để tạo ra điện được sử dụng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao giúp cho sự phát triển của nền kinh tế, nguồn năng lượng xanh, sạch từ tự nhiên được tìm ra để đáp ứng nhu cầu đó. Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có phần đất liền cách xích đạo không xa với kinh tuyến trải dài từ 102o09’ Đông đến 109o24’ Đông và vĩ tuyến 8o34’ Bắc đến 23o23’ Bắc, có thể nhận cường độ ánh sáng mặt trời tốt [8]. Do có ưu thế vị trí địa lý, nên có thể sử dụng nguồn năng lượng mặt trời tiềm năng do tự nhiên tạo ra này. Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tìm hiểu hệ thống giám sát pin năng lượng mặt trời có trên thị trường. Chúng tôi đã lên ý tưởng để chế tạo ra mô hình nhằm cung cấp nguồn năng lượng điện cho hệ thống thắp sáng của các ao nuôi tôm vào ban đêm. Sau khi hoàn thành mô hình hoàn chỉnh và chạy thử, kết quả cho thấy mô hình có tính khả quan. Kết quả mô hình có thể chạy tự động như các mô hình trên thị trường, có thể kiểm tra được công suất của mô hình tạo ra và có thể tối ưu hóa hiệu suất hệ thống.
Tên đề tài: TÌM HIỂU CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT, ĐỘNG VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG THANG MÁY Ở CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VIỆT ĐÔNG HẢI
Tác giả thực hiện:
Võ Thế Lộc – 2000077
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Ngành thang máy là một lĩnh vực kỹ thuật chuyên về thiết kế, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các hệ thống thang máy và thang cuốn. Ngành này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng di chuyển trong các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại, bệnh viện, và các công trình công cộng khác. Xác định các mục tiêu cụ thể như nắm vững quy trình lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thang máy, và hiểu rõ các tiêu chuẩn an toàn tại Công Ty Kỹ Thuật Việt Đông Hải. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích quy trình lắp đặt các thiết bị và hoàn thiện thang máy Tại Công Ty Kỹ Thuật Việt Đông Hải, bảo trì và sửa chữa thang máy tại các công trình thực tế. Tìm hiểu về quy trình quản lý, các tiêu chuẩn an toàn liên quan đến thang máy. Sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tại các công trình, thu thập dữ liệu về quy trình, thiết bị và chất lượng. Bên cạnh đó, các công cụ mô phỏng phần mềm cũng được áp dụng để mô phỏng các cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thang máy từ đó phân tích hiệu quả. Kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá những kỹ năng và kiến thức đã thu nhận được sau quá trình thực tập, ví dụ như khả năng xử lý sự cố, làm việc nhóm, và lập báo cáo kỹ thuật. Nêu ra những vấn đề gặp phải trong quá trình thực tập và các giải pháp cải thiện. Các kết quả nghiên cứu và mô phỏng mang lại lợi ích thực tiễn cho Công Ty trong việc xác định những điểm chưa tối ưu, từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để tối ưu hoá quy trình, giảm thiểu lãng phí nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng và thời gian sản xuất.
Tên đề tài: TÌM HIỂU CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG THANG MÁY
Tác giả thực hiện:
Lê Hoàng Sơn – 2000545
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Việc thực tập xây dựng mô hình thang máy mô phỏng bằng PLC giúp sinh viên hiểu rõ hoạt động của hệ thống thang máy, nắm vững kỹ năng lập trình PLC, và phát triển khả năng thiết kế hệ thống điều khiển. Quá trình mô phỏng giúp sinh viên làm quen với các tình huống thực tế và xử lý sự cố như mất điện hoặc kẹt cửa, đồng thời hiểu rõ về an toàn và quy trình bảo trì hệ thống. Đây là nền tảng vững chắc để sinh viên áp dụng kiến thức trong thực tế và mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tự động hóa và điều khiển.
Tên đề tài: TÌM HIỂU VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH XE DÒ LINE VẬN CHUYỂN HÀNG QUA CÁC CÔNG ĐOẠN TRONG NHÀ MÁY
Tác giả thực hiện:
Trần Quốc Thắng – 2001122
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Trong đồ án này chủ đề được nghiên cứu tới là các công đoạn trong nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng và mục tiêu nghiên cứu là làm sao để chế tạo ra mô hình xe dò line để vận chuyển các sản phẩm ở các công đoạn trong nhà máy tới các công đoạn và thời gian dừng đã được lập trình sẵn. Đề tài này được thực hiện nhờ áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: – Sử dụng Inventor để mô phỏng 3d cho xe dò line. – Dùng proteus 8 để mô phỏng lại mạch điện cho xe do line. – Cuối cùng dùng arduino ide để viết và nạp code điều khiển xe dò line Trong thời gian 3 tháng thực tập và làm việc tại nhà máy tôi đã nghiên cứu và biết được các công đoạn trong nhà máy mà xe dò line đi qua và thời gian mà xe dừng lại. Cùng với các kiến thức đã học và tài liệu tham khảo trên các bài báo hay các công trình nghiên cứu trên mạng tôi đã biết cách đề tạo ra mô hình xe dò line vận chuyển trong nhà máy.
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG QUY TRÌNH CHIẾT RÓT BIA
Tác giả thực hiện:
Đặng Phước Thắng – 2000212
Phan Phú Thịnh – 2001036
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có thể nói một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là mức độ tự động hóa trong các quá trình sản xuất mà trước hết đó là năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm làm ra. Điển hình là sự phát triển về ngành công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất bia đã có những bước tiến nhảy vọt. Nhiều cải tiến về công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất bia, đã nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quy trình sản xuất bia thì khâu chiết rót bia được xem là khâu quyết định năng suất sản xuất của nhà máy. Việc nghiên cứu về các thiết bị trong quy trình chiết rót có vai trò quan trong đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất, ngoài ra sử dụng phần mềm để mô phỏng lại quy trình sản xuất cũng mang lại nhiều lợi ích cho nhà máy, giúp nâng cao hiệu quả, tối ưu hoá quy trình và quản lý tốt hơn. Từ các cơ sở đó, chúng tôi sẽ xây dựng mô hình chiết rót sử dụng PLC để điều khiển.
Thu thập dữ liệu thực tế từ nhà máy sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình và hiệu chỉnh mô phỏng lại một cách chuẩn xác. Sử dụng các công cụ mô phỏng phổ biến hiện nay như Factory IO góp phần tái hiện lại quy trình sản xuất của nhà máy và từ đó có thể phân tích quy trình chiết rót một cách có cơ sở để có những ý tưởng cải tiến nhờ vào mô phỏng. Việc xây dựng lại mô hình thực tế sẽ giúp chúng ta dự đoán và kiểm tra được hiệu suất làm việc trong các điều kiện khác nhau từ đó có cái nhìn thực tế hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình mô phỏng đã phản ánh tương đối đúng quy trình chiết rót hiện tại của nhà máy.
Mô hình thực tế sau khi hoàn thiện đã đáp ứng được và cho ra kết quả tương đối chính xác. Mô hình mang tính chất nghiên cứu và học tập nên còn nhiều thiếu sót không áp dụng được vào trong đời thực.
Đề xuất đối với mô phỏng được đưa ra là cần thực hiện các điều chỉnh trong quy trình như cải thiện thiết kế của dây chuyền, nâng cấp hệ thống điều khiển, và áp dụng các công nghệ mới nhằm giảm thiểu tỉ lệ phế phẩm và nâng cao năng suất chiết rót. Còn với mô hình thực tế cần tiến hành phát triển xây dựng đề tài với mô hình dây chuyền thêm các công đoạn như tự động cấp nguyên liệu, xử lý chai bị lỗi, đóng thùng sản phẩm,… Trong 1 tháng thực tập tại nhà máy bia Sài Gòn – Vĩnh Long (SAVIBECO), chúng tôi đã có cơ hội tiếp xúc và làm việc trực tiếp với dây chuyền sản xuất hiện đại, được tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất bia từ giai đoạn lên men, nấu bia, đến đóng gói và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Trong quá trình thực tập, chúng tôi đã học được cách vận hành các thiết bị sản xuất và hiểu rõ hơn về các an toàn lao động trong nhà máy. Chúng tôi cũng được hướng dẫn bởi anh Quản Đốc bộ phận kỹ thuật có kinh nghiệm, giúp chúng tôi nắm bắt kiến thức thực tế về các công đoạn sản xuất, bảo trì máy móc, và cách khắc phục các sự cố thường gặp. Thời gian thực tập tại SAVIBECO đã mang lại cho chúng tôi nhiều trải nghiệm thực tế quý báu, giúp chúng tôi bổ sung kỹ năng chuyên môn và sẵn sàng hơn cho công việc sau khi ra trường.
Tên đề tài: TÌM HIỂU DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN & HÓA CHẤT CẦN THƠ
Tác giả thực hiện:
Phan Ngọc Sơn – 2000555
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Trong bối cảnh yêu cầu về nông sản sạch và an toàn ngày càng cao, cùng với áp lực từ việc bảo vệ môi trường, việc cải tiến dây chuyền sản xuất để giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm năng lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường là rất cần thiết. Đề tài “Tìm hiểu dây chuyền sản xuất phân bón của công ty Cổ Phần Phân Bón & Hóa Chất Cần Thơ” được tôi lựa chọn do tầm quan trọng và sự cần thiết của phân bón trong nông nghiệp hiện đại. Phân bón là một yếu tố thiết yếu trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của dân số toàn cầu. Việc nghiên cứu quy trình và công nghệ sản xuất phân bón không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất sản xuất, mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Luận điểm cơ bản của tôi trong đề tài là tầm quan trọng của dây chuyền sản xuất nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả và đạt tiêu chuẩn chất lượng. Việc hiểu rõ nguyên lý hoạt động của dây chuyền sản xuất giúp phát hiện và khắc phục các điểm yếu, giảm thiểu lãng phí nguyên liệu và năng lượng, đồng thời tối ưu hóa chi phí sản xuất. Dây chuyền sản xuất hiện đại còn giúp cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo an toàn cho nhân viên.
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tìm hiểu một số dây chuyền sản xuất trước đó, cũng như các loại thiết bị đang có mặt tại nước ta để có thể cải thiện quy trình sản xuất, tăng hiệu suất và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, đồng thời cũng giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Điều này cho thấy sự đầu tư vào công nghệ và thiết bị hiện đại không chỉ mang lại lợi ích về sản phẩm mà còn cải thiện được khả năng bảo vệ môi trường. Tôi sẽ tìm hiểu về các nguyên liệu đầu vào, các máy móc, thiết bị, cũng như nắm bắt được các bước cơ bản trong một khâu sản xuất phân bón. Các phương pháp và quan sát thực tiễn sẽ áp dụng vào đề tài để triển khai một cách hợp lí và thống nhất.
Qua việc tổng hợp những kiến thức lại với nhau, tôi hy vọng đề tài có thể đóng góp vào sự phát triển và cải tiến công nghệ trong lĩnh vực dây chuyền sản xuất phân bón. Sau khi lên ý tưởng và mô phỏng lại một khâu trong quy trình sản xuất phân bón. Do kiến thức còn hạn hẹp và hiểu biết chưa sâu, kết quả cho ra chỉ đạt được một phần so với dự định ban đầu. Tôi mong rằng sau này có thể tìm hiểu rõ hơn để có thể hoàn thành lại đề tài này một cách tốt hơn.
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ VÀ CẤU TẠO CỦA BĂNG CHUYỀN SẢN XUẤT SẢN PHẨM THỨC ĂN GIA SÚC CÔNG TY CỔ PHẦN VIENOVO VIETNAM
Tác giả thực hiện:
Phan Văn Thế Hào – 2000410
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Xuất phát từ những nhu cầu sử dụng thực tế của người tiêu dùng cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ ngày nay, tác giả nghiên cứu tạo ra mô hình băng chuyền sản xuất thức ăn cho gia súc nhằm phục vụ cho những nghiên cứu. Đề tài “NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ VÀ CẤU TẠO CỦA BĂNG CHUYỀN SẢN XUẤT SẢN PHẨM CHO THỨC ĂN GIA SÚC” được nghiên cứu với mục đích tạo ra mô hình thực tế có những tính năng tiên tiến giúp cho qui trình sản xuất nhựa được tốt hơn, hoàn thiện hơn và tạo ra được nhiều sản phẩm chất lượng cao đảm bảo tiết kiệm được chi phí và thời gian sản xuất.
Tác giả nghiên cứu đề tài trên với mục tiêu:
– Tìm hiểu và xây dựng mô hình tổng dây chuyền băng tải đóng gói
– Xây dựng chương trình điều khiển và thử nghiệm PLC S7-1200
Tên đề tài: TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG ĐÚC NHÔM CỦA CÔNG TY TNHH MTV HỮU THIÊN NGŨ KIM
Tác giả thực hiện:
Lê Tiền Giang – 2000299
Phạm Hoàng Giang – 2000315
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu về quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống đúc nhôm tại công ty TNHH MTV Hữu Thiên Ngũ Kim”. Mục tiêu là tập trung vào nghiên cứu và đánh giá quá trình vận hành hệ thống đúc nhôm HDC 550 một thiết bị hiện đại được sử dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất các chi tiết sản phẩm từ nhôm. Nội dung báo cáo nhằm mục đích phân tích chi tiết các quy trình vận hành, quy trình bảo trì bảo dưỡng và cách xử lý các sự cố thường gặp trong quá trình sản xuất. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH MTV Hữu Thiên Ngũ Kim, nhóm tác giả đã có cơ hội quan sát và tham gia vào các công đoạn vận hành hệ thống đúc, kiểm tra và bảo trì máy móc, cũng như xử lý một số sự cố kỹ thuật. Báo cáo đi sâu vào các khía cạnh sau: Quy trình vận hành hệ thống đúc nhôm: Mô tả chi tiết các bước vận hành máy HDC 550, từ khởi động hệ thống, kiểm soát thông số kỹ thuật, đến kiểm tra và giám sát trong suốt quá trình đúc. Quy trình bảo trì bảo dưỡng: Trình bày các quy trình bảo trì định kỳ nhằm đảm bảo máy móc hoạt động ổn định và bền bỉ. Bên cạnh đó, báo cáo cũng nêu rõ các biện pháp vệ sinh, kiểm tra hệ thống thủy lực và làm mát, cùng với các thao tác thay thế linh kiện khi cần thiết. Xử lý sự cố: Đánh giá các sự cố thường gặp trong hệ thống đúc nhôm, bao gồm lỗi hệ thống và các vấn đề chất lượng sản phẩm. Dựa trên những sự cố này, báo cáo đưa ra các biện pháp xử lý nhanh chóng và hiệu quả, giúp giảm thiểu thời gian ngừng máy và tối ưu hóa chất lượng sản phẩm đầu ra. Qua quá trình thực tập và thực hiện báo cáo nhóm tác giả đã tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực đúc nhôm, đồng thời nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo trì và xử lý sự cố đúng cách trong việc duy trì chất lượng sản phẩm. Những kinh nghiệm và kiến thức này sẽ là nền tảng quý báu cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Tên đề tài: TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BỘT GIẶT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN & HÓA CHẤT CẦN THƠ
Tác giả thực hiện:
Đào Lê Thành Phú – 2000366
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng phát triển, nhu cầu tự động hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất trong các ngành công nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt trong ngành sản xuất bột giặt, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật vào quy trình sản xuất không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, giảm thiểu chi phí và tối ưu nguồn lực. Chính vì vậy, đề tài “ Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của dây chuyền sản xuất bột giặt ” được nghiên cứu và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu cải thiện hiệu quả sản xuất. Đề tài hệ thống làm bột giặt này được phát triển dựa trên cơ sở nghiên cứu nhiều hệ thống sản xuất bột giặt hiện có trên thị trường. Trong khi đó, ở các quốc gia công nghiệp phát triển, việc kết hợp tự động hóa một cách tối ưu đã và đang gặt hái nhiều thành tựu vượt bậc. Từ thực tế này, tôi đã nghiên cứu về một nguyên lí làm bột giặt với mục tiêu cải tiến về mặt kỹ thuật, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí nguyên liệu và điện năng tiêu thụ. Bên cạnh đó, hệ thống này còn giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động thủ công, giảm chi phí thuê nhân công. Mục tiêu của tôi là xác định những yếu tố còn chưa được tối ưu trong các hệ thống này, đồng thời tìm cách giảm thiểu chi phí sản xuất. Ngoài ra, tôi cũng đã xem xét các yếu tố liên quan đến điều kiện khí hậu và nhiệt độ tại Việt Nam, để hệ thống có thể hoạt động ổn định và hiệu quả trong mọi điều kiện Sau khi hoàn tất quá trình thiết kế và thử nghiệm hệ thống sản xuất bột giặt. Kết quả cho ra là rất tích cực từ thiết bị này. Hệ thống đã hoạt động hiệu quả và liên tục, cho phép quy trình sản xuất diễn ra một cách tự động mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con người. Tôi tin rằng hệ thống sản xuất bột giặt này sẽ mở ra cơ hội mới cho ngành công nghiệp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh thị trường ngày càng thay đổi.
Tên đề tài: TÌM HIỂU VÀ MÔ PHỎNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC ÉP ĐÓNG CHAI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU PHÚ THỊNH
Tác giả thực hiện:
Nguyễn Văn Bảnh – 2000040
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Ngành công nghiệp sản xuất nước ép đóng chai đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ cả các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Việc áp dụng các thiết bị tự động hóa vào quy trình sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc tối ưu hóa chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích quy trình thiết bị sản xuất nước ép đóng chai tại Công ty Phú Thịnh, bao gồm các giai đoạn từ quá trình nhập kiểm tra nguyên liệu, chế biến, đóng chai đến phân phối sản phẩm. Thực hiện thiết kế, mô phỏng quy trình chiết rót nước ép đánh giá hiệu suất và đề xuất giải pháp tối ưu hoá quy trình. Sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tại nhà máy, thu thập dữ liệu về quy trình, thiết bị sản xuất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các công cụ mô phỏng phần mềm cũng được áp dụng để mô phỏng các công đoạn chính của quy trình sản xuất, từ đó phân tích hiệu quả. Kết quả nghiên cứu này không chỉ giúp tác giả nắm vững quy trình sản xuất nước ép đóng chai tại Công ty Phú Thịnh mà còn cung cấp một cái nhìn tổng quát và chi tiết về hiệu suất hoạt động của dây chuyền sản xuất. Các kết quả nghiên cứu và mô phỏng mang lại lợi ích thực tiễn cho công ty trong việc xác định những điểm chưa tối ưu, từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để tối ưu hoá quy trình, giảm thiểu lãng phí nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng và thời gian sản xuất.
Tên đề tài: TÌM HIỂU, MÔ PHỎNG VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY JICOWOOD VIỆT NAM
Tác giả thực hiện:
Lê Phước Lộc – 2000063
Lê Duy Linh – 2000054
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Ngành công nghiệp sản xuất cửa gỗ nhựa composite đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ cả các doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế. Việc áp dụng các thiết bị tự động hóa vào quy trình sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc tối ƣu hóa chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích quy trình thiết bị sản xuất cửa gỗ nhựa compoite tại Công ty Jicowood Việt Nam. Thực hiện thiết kế, mô phỏng quy trình sản xuất sản phẩm đánh giá hiệu suất và đề xuất giải pháp tối ƣu hoá quy trình. Sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tại nhà máy, thu thập dữ liệu về quy trình, thiết bị sản xuất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các công cụ mô phỏng phần mềm cũng được áp dụng để mô phỏng các công đoạn chính của quy trình sản xuất, từ đó phân tích hiệu quả. Kết quả nghiên cứu này không chỉ giúp tác giả nắm vững quy trình sản xuất cửa gỗ nhựa composite tại Công ty Jicowood Việt Nam mà còn cung cấp một cái nhìn tổng quát và chi tiết về hiệu suất hoạt động của dây chuyền sản xuất. Các kết quả nghiên cứu và mô phỏng mang lại lợi ích thực tiễn cho công ty trong việc xác định những điểm chưa tối ưu, từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để tối ưu hoá quy trình, giảm thiểu lãng phí nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng và thời gian sản xuất.
Tên đề tài: TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ THẾ DÂN
Tác giả thực hiện:
Trần Văn Hồ – 2000953
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Trong nền công nghiệp hiện đại, các sản phẩm cơ khí chế tạo máy móc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng không chỉ giúp tăng cường năng suất lao động mà còn cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu sức lao động của con người. Tuy nhiên, việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm này đòi hỏi kỹ thuật cao, sự chính xác và khả năng đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến và tự động hóa quy trình sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, từ đó giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận. Điều này không chỉ cải thiện hiệu suất hoạt động mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Việc giải quyết các vấn đề trong ngành cơ khí chế tạo máy móc không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, nhân lực và chiến lược phát triển bền vững. Sau khi học tập tại trường, được sự chỉ dẫn tận tình của thầy cô trong khoa Cơ khí Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ, tác giả đã tích lũy được nhiều kiến thức quý báu. Được sự đồng ý của nhà trường và thầy cô trong khoa, tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH Cơ Khí Thế Dân” để làm đề tài thực tập tốt nghiệp cho mình.
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG DÂY CHUYỂN SẢN XUẤT BỘT MÌ TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT LẬP
Tác giả thực hiện:
Dương Hoàng Thái – 2000198
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có thể nói một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là mức độ tự động hóa trong các quy trình sản xuất mang lại hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Điển hình là sự phát triển về ngành công nghiệp máy móc và thiết bị phục vụ quá trình cải tiến công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại trong đó có lĩnh vực sản xuất công nghiệp thực phẩm như sản xuất bột mì đã có những bước tiến nhảy vọt. Nhiều cải tiến về công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất, đã nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc nghiên cứu về các thiết bị trong quy trình sản xuất bột lúa mì có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất tối ưu hoá quy trình và quản lý tốt hơn.
Trong quá trình thực tập 2 tháng tại công ty TNHH Thiết Lập em tìm hiểu được quy tình trong sản xuất bột lúa mì từ các giai đoạn sơ chế nguyên liệu, nghiền bột, trộn bột cho đến đóng gói thành phẩm, quá trình thực tập giúp em thu thập dữ liệu thực tế từ nhà máy làm cơ sở cho học tập và nghiên cứu sau này.
Sau khi kết thúc thực tập tại nhà máy, em dựa vào kiến thức đã học và kinh nghiệm có được từ quá trình làm việc tại nhà máy, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu và mô phỏng dây chuyển sản xuất bột mì” để tìm hiểu sâu hơn về các thiết bị có trong 1 khâu phục vụ sản xuất. Mô hình thực tế máy trộn bột sẽ giúp chúng ta hiểu được cách vận hành, giám sát từ đó dự đoán và kiểm tra được hiệu suất làm việc trong các điều kiện khác nhau từ đó có cái nhìn thực tế hơn.
Trong quá trình thực tập, em đã tham gia trực tiếp và quan sát từng giai đoạn sản xuất bột lúa mì, qua đó nhận thấy một số hạn chế trong quy trình sản xuất như: Hạn chế trong khâu làm sạch nguyên liệu, khó khăn trong việc kiểm soát độ mịn của bột,… Qua những quan sát này, em đã học được nhiều kinh nghiệm thực tế về quy trình sản xuất cũng như đề xuất với ban giám đốc một số biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong công ty. Những trải nghiệm này thực sự là những bài học quý giá cho sự phát triển trong sự nghiệp của em sau này.
Tên đề tài: TÌM HIỂU VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG PHÂN CỠ TÔM
Tác giả thực hiện:
Nguyễn Đình Hoài Anh – 2000021
Lê Hoàng Huy – 2000576
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Hiện nay ngành xuất nhập khẩu tôm chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước nhà cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0. Thì tự động hóa trong sản xuất là vô cùng cần thiết. Nhằm mục đích nâng cao sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Đó là lí do mà nhóm tác giả đã chọn đề tài “Tìm hiểu và mô phỏng hệ thống phân cỡ tôm”. Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là “Tìm hiểu và mô phỏng hệ thống phân cỡ tôm”. Sau quá trình thực hiện nhóm tác giả đã tìm hiểu được các thiết bị máy móc có trong sản xuất của công ty chế biến và xuất nhập khẩu tôm Trang Khanh. Cũng trong thời gian đó nhóm tác giả cũng biết lắp đặt sửa chữa và vận thành một số máy móc của công ty. Biết được công dụng và cách sử dụng các thiết bị có trong công nghiệp như: Băng tải, PLC, bộ điều khiển driver, cảm biến vật cản, servo, cân trọng lượng loadcell, từ đó xây dựng chương trình điều khiển và thử nghiệm. Kết nối Arduino, cân trọng lượng loadcell, bộ điều khiển driver, cảm biến vật cản, servo và băng tải để cải tiến ra máy phân loại cỡ tôm hỗ trợ cho công nhân chế biến của công ty. Thiết kế được giao diện HMI có thể điều khiển động cơ DC, điều chỉnh trọng lượng tôm theo kích cỡ để phân loại. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại công ty nhóm tác giả đã nhận thấy rằng việc chuyển khai mô hình hệ thống phân cỡ tôm đã nâng cao sản lượng cho công ty. Hệ thống phân cỡ tôm đã cho thấy có thể phân loại tôm nhanh theo kích cỡ và độ chính xác cao so với lúc trước là việc phân loại bằng máy cơ sử dụng khoảng cách vận hành lâu qua đó giảm thiểu sai sót trong sản xuất. Do hệ thống phân loại theo cỡ tôm được trình bày theo dạng mô hình và mô phỏng nên không thể tránh khỏi việc mắc phải các lỗi như cân trọng lượng chưa chính xác máy móc rất dễ hư hỏng do làm trong điều kiện ẩm. Kính mong quý thầy cô góp ý để hoàn thiện tốt hơn.
Tên đề tài: TÌM HIỂU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Tác giả thực hiện:
Đặng Hoàng Hiếu – 2000723
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Quy trình chế biến thủy sản là một chuỗi các công đoạn nhằm xử lý, bảo quản và chế biến các loại thủy hải sản như cá, tôm, mực, cua… từ khi thu hoạch đến khi thành phẩm, đảm bảo chúng giữ được chất lượng, độ tươi ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm, và phù hợp cho tiêu thụ hoặc xuất khẩu. Mục đích của chế biến thủy sản là bảo quản độ tươi và chất lượng sản phẩm sau khi thu hoạch, kéo dài thời gian bảo quản và đảm bảo an toàn thực phẩm. Chế biến giúp loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh, giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và nâng cao giá trị kinh tế của thủy sản. Ngoài ra, quy trình này tạo ra các sản phẩm có giá trị cao hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu. Đồng thời, chế biến giúp giảm thất thoát sau thu hoạch, tối ưu hóa nguồn tài nguyên và tăng hiệu quả kinh tế. Mục đích thực tập tốt nghiệp:
– Giúp tôi củng cố kiến thức và áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn công việc.
– Tạo cơ hội cho tôi trải nghiệm thực tế dựa trên nền tảng kiến thức đã có.
– Giúp tôi nắm vững các quy trình và nội quy làm việc của ngành nghề.
– Tôi có thể học hỏi thêm và tích lũy kinh nghiệm trong công việc.
Nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp:
– Tìm hiểu về quy trình chế biến thủy sản tại Công ty cổ phần Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau ( CASES).
– Tìm hiểu và xây dựng mô hình, mô phỏng công đoạn phân loại tôm tại Công Ty. – Đảm bảo thực tập đúng thời gian quy định của nhà trường.
– Tuân thủ nội quy của Công ty, làm mọi công việc đều phải thông qua sự đồng ý của người chịu trách nhiệm ở xưởng.
– Có thái độ làm việc nghiêm túc, tôn trọng mọi người, khi vắng mặt phải xin phép người chịu trách nhiệm ở công ty.
Tên đề tài: TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CÁ BASA
Tác giả thực hiện:
Trương Nhân Gia Chương – 2001175
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tự động hóa trong chế biến thủy sản, đặc biệt là cá basa đang ngày càng trở nên quan trọng trên cả nước nói chung và tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu quy trình sản xuất, chế biến cá basa tại công ty TNHH Hùng Cá” được lựa chọn nhằm để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất cũng như góp phần bảo vệ môi trường.
Để thực hiện nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp chính như: phân tích quy trình hiện tại, phỏng vấn nhân viên kỹ thuật, và nghiên cứu tài liệu liên quan đến quy trình chế biến cá basa của công ty. Qua đó, tôi đã nắm bắt được các thiết bị và công nghệ đang được sử dụng tại công ty từ PLC, bộ điều khiển drive, cảm biến encoder, cho đến xy lanh khí nén. Tôi cũng tham gia việc thực hiện lắp đặt, sửa chữa và vận hành các máy móc trong quy trình vận hành sản xuất của công ty tại thời điểm tôi được thực tập tại nơi đây.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty, tôi đã cho ra kết quả nghiên cứu thấy rằng việc áp dụng các thiết bị tự động hóa thay thế cho sản xuất thủ công như trước kia đã nâng cao rõ rệt sản lượng và chất lượng sản phẩm. Cụ thể, hệ thống chế biến và phân loại mới có khả năng xử lý nhiều sản phẩm cùng lúc, giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Mặc dù trong quá trình triển khai có một số vấn đề nhỏ như trục trặc động cơ hay hư hỏng van, nhưng những vấn đề này đã được giải quyết nhanh chóng để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
Theo số liệu thống kê, sản lượng sản xuất của công ty TNHH Hùng Cá đã tăng khoảng 170% sau khi áp dụng công nghệ mới, điều này chứng minh rằng đầu tư vào công nghệ và tự động hóa không chỉ cải thiện năng suất mà còn nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm cá basa.
Từ nghiên cứu về quy trình chế biến cá basa tại công ty TNHH Hùng Cá, tôi rút ra một số kết luận quan trọng. Đầu tiên, việc áp dụng công nghệ tự động hóa đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Hệ thống chế biến mới không chỉ giúp xử lý nhiều sản phẩm cùng lúc mà còn giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, việc tối ưu hóa quy trình và sử dụng các thiết bị cơ khí hiện đại như PLC, bộ điều khiển drive và công nghệ bảo quản lạnh đã tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả hơn cho công nhân. Những cải tiến này không chỉ tăng năng suất mà còn giảm bớt sức lao động, giúp công nhân làm việc an toàn và hiệu quả hơn.
Để tiếp tục phát triển và cải thiện quy trình chế biến, tôi đề xuất một số biện pháp cho công ty như là đầu tư vào công nghệ tiên tiến hơn, chú trọng vào việc đào tạo các nhân viên kĩ thuật vận hành, nghiên cứu và phát triển thêm các loại sản phẩm cá basa để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bằng cách thực hiện các biện pháp này, công ty TNHH Hùng Cá không chỉ có thể duy trì vị thế cạnh tranh trong ngành chế biến thủy sản mà còn nâng cao giá trị kinh tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành. Những nỗ lực này sẽ không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn góp phần bảo vệ môi trường và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, phù hợp với xu hướng phát triển xanh hiện nay.
Tên đề tài: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY
Tác giả thực hiện:
Hồng Thanh Bình – 2000060
Tôn Thanh Tùng – 2001222
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử
Tóm tắt:
Chủ đề nghiên cứu về thang máy bao gồm rất nhiều khía cạnh, từ những yếu tố cơ bản như công nghệ cơ khí và điện tử cho đến các vấn đề lớn hơn như an toàn, tiện ích và phát triển bền vững. Đây là một lĩnh vực thiết yếu trong ngành công nghiệp xây dựng và giao thông đô thị, giúp tối ưu hóa việc di chuyển trong các tòa nhà cao tầng và khu phức hợp, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng gia tăng. Thang máy đóng vai trò quan trọng không chỉ vì chúng giúp di chuyển nhanh chóng và tiện lợi, mà còn vì chúng đảm bảo tính an toàn và thoải mái cho người dùng.
Mục tiêu nghiên cứu:
– Nắm vững các nguyên lý cơ học, điện tử, và tự động hóa liên quan đến hoạt động của thang máy.
– Tìm hiểu về cấu tạo và cách vận hành của các thành phần chính như động cơ, hệ thống truyền động, cáp, cảm biến, và hệ thống điều khiển.
– Nghiên cứu giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn trong lĩnh vực học tập của mình, đồng thời phát triển khả năng ứng dụng chúng vào giải quyết các vấn đề thực tế.
– Ngoài các kỹ năng chuyên môn, nghiên cứu còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, quản lý thời gian, giao tiếp, giúp chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai.
Tên đề tài: TÌM HIỂU VÀ CẢI TIẾN MÔ HÌNH DẠNG FARMBOT
Tác giả thực hiện:
Phạm Thanh Trung – 2000397
Lâm Thành Phát – 2001070
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Đề tài “Tìm hiểu và cải tiến mô hình dạng FarmBot” tập trung vào nghiên cứu mô hình nông nghiệp tự động hóa FarmBot, một hệ thống tiên tiến ứng dụng công nghệ vào việc trồng trọt. Mục tiêu của nghiên cứu là nâng cao khả năng phát hiện sâu bệnh và dự đoán giai đoạn phát triển của cây trồng thông qua cải tiến phần xử lý ảnh, đồng thời tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống điều khiển động cơ để cải thiện độ chính xác và khả năng vận hành của FarmBot. Phương pháp nghiên cứu chính trong đề tài bao gồm việc sử dụng phương pháp quan sát để tìm hiểu và phân tích các nguyên lý hoạt động của mô hình FarmBot hiện tại, từ các thành phần như bộ điều khiển, động cơ đến hệ thống tưới nước. Qua việc quan sát trực tiếp quá trình hoạt động của hệ thống, nhóm nghiên cứu đã phát hiện các vấn đề về độ chính xác và hiệu suất. Ngoài ra, phương pháp quan sát còn được áp dụng trong quá trình thử nghiệm các giải pháp cải tiến như tích hợp kỹ thuật xử lý ảnh và động cơ bước để theo dõi, đánh giá khả năng phát hiện sâu bệnh và hiệu quả vận hành của FarmBot. Kết quả quan sát được sử dụng để đo lường tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất Phần cảm biến được cải tiến đã giúp hệ thống phát hiện môi trường và điều kiện đất trồng một cách chính xác hơn, từ đó tự động điều chỉnh lượng nước tưới và các yếu tố môi trường phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng. Việc sử dụng động cơ bước với các thuật toán điều khiển tối ưu đã cải thiện độ chính xác trong quá trình di chuyển của FarmBot, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ tự động hóa một cách hiệu quả và ổn định. Kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình FarmBot cải tiến có khả năng vận hành đáng tin cậy hơn, giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu suất trong việc chăm sóc cây trồng tự động.
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH GIÁM SÁT HỆ THỐNG QUAN TRẮC ONLINE CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG
Tác giả thực hiện:
Nguyễn Trung Tính – 2000768
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Đồ án mô hình quan trắc tập trung vào việc giám sát chất lượng không khí và nước. Cảm biến MP-135 được sử dụng để đo nồng độ các loại khí độc hại như NH3, NO3, và khói thuốc, trong khi cảm biến TDS giúp xác định tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước, đo đạc mức độ ô nhiễm thông qua độ dẫn điện. Mô hình được thiết kế với các cảm biến này kết nối với bộ vi điều khiển ESP32 để quản lý và xử lý dữ liệu. Phần mềm sẽ thu thập và hiển thị dữ liệu theo thời gian thực. Quy trình hoạt động của mô hình cho phép liên tục giám sát không khí và nước, dữ liệu thu được sẽ được phân tích và đánh giá về độ chính xác cũng như khả năng phát hiện ô nhiễm. Kết quả đề tài thể hiện tính khả thi của việc ứng dụng cảm biến MP-135 và TDS trong việc quan trắc môi trường, cung cấp giải pháp hiệu quả cho việc theo dõi chất lượng môi trường xung quanh. Phương pháp thực hiện được sử dụng trong nghiên cứu là sơ khảo các tài liệu liên quan về các thiết bị đo lường và tính ứng dụng của chúng nhằm mục đích cho người vận hành có thể theo dõi và quản lý trạng thái hoạt động của chúng. Kết luận, nghiên cứu này đã đem lại những hiểu biết tích cực về cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của các thiết bị cảm biến, đem lại sự hiệu quả trong việc đề ra các phương án xử lí kịp thời khi vượt quá nhu cầu cần thiết.
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY XẾP THÙNG CARTON VÀO PALLET
Tác giả thực hiện:
Trần Thanh Sang – 2000538
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Máy xếp thùng vào pallet hay còn được gọi tắt là máy pallet tự động, trong sản xuất quy trình đóng gói đóng vai trò không thể thiếu trong sản xuất hàng hóa nói chung và nghành sản xuất nước giải khát nói riêng, quá trình cải tiến và phát triển công nghệ trong sản xuất thì máy pallet tự động được các chuyên gia nghiên cứu và sáng tạo ra nhầm mục đích thay thế nguồn lao động thủ công bằng các giải pháp tự động hóa giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất nước giải khát. Máy pallet tự động được làm ra để thay thế sức lao động thủ công và nâng cao năng suất, hiệu quả trong công đoạn đóng gói sản phẩm nước giải khát. Tìm hiểu và chế tạo được máy xếp thùng vào pallet được chạy trong nhà máy với công suất cao năng suất hiệu quả cải thiện hơn so với sức lao động thủ công. Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu được tính chất và cấu tạo, nguyên lí hoạt động của máy xếp thùng vào pallet. Phương pháp thực nghiệm khoa học: Sử dụng phương pháp này để thiết kế được các chi tiết và xây dựng được mô hình máy xếp thùng vào pallet. Sau quá trình thực hiện đề tài đã chế tạo được mô hình hoạt động được trong mô phỏng, kết quả đạt được mang lại cho cá nhân tôi được một lượng kiến thức chuyên nghành mà tôi đang theo học và các kiến thức liên quan đến các cơ cấu nhà máy sản xuất mà sau này tôi có thể áp dụng vào công việc và mở rộng mô hình nghiên cứu trong tương lai khi có đủ điều kiện thực hiện mở rộng nghiên cứu về đề tài này.
Tên đề tài: TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐIỆN TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI
Tác giả thực hiện:
Trương Minh Hiếu – 2000748
Kim Minh Châu – 2000074
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình sản xuất điện tại công ty nhiệt điện Duyên Hải. Thiết kế và xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống lọc bụi tĩnh điện và quá trình vận chuyển tro của hệ thống, lập trình phần mềm cho PLC S7-1200 và xây dựng hệ thống SCADA trên WinCC để điều khiển và giám sát quá trình vận chuyển tro của hệ thống lọc bụi tĩnh điện Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về quy trình, thiết bị… tại doanh nghiệp thực tập, chọn lọc xây dựng phần cứng mô phỏng lại quy trình sản xuất, lập trình PLC S7- 1200 điều khiển các hệ thống của quy trình, xây dựng SCADA với các chức năng cần thiết trong doanh nghiệp.
Tên đề tài: TÌM HIỂU VÀ MÔ PHỎNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG TẠI CÔNG TY HAMACO GREEN
Tác giả thực hiện:
Huỳnh Nhật Đấu – 2000174
Nguyễn Hoàng Thống – 2000326
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Đề tài thực tập “Nghiên cứu dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH MTV Hamaco Green” tập trung vào việc tìm hiểu quy trình sản xuất xi măng và ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất. Áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học để thiết kế và xây dựng mô hình mô phỏng cho một khâu trong dây chuyền. Đồng thời sẽ lập trình hệ thống SCADA trên nền tảng WinCC nhằm điều khiển và giám sát quy trình sản xuất. Mục tiêu nghiên cứu bao gồm việc tìm hiểu quy trình và thiết bị sản xuất xi măng tại công ty, xây dựng phần cứng mô phỏng cho khâu đã chọn, lập trình PLC S7-1200 để điều khiển các hệ thống, và phát triển SCADA với các chức năng thiết yếu để tối ưu hóa quy trình sản xuất.
Tên đề tài: TÌM HIỂU VÀ MÔ PHỎNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT ĐIỆN TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI
Tác giả thực hiện:
Thạch Bảo An – 2000011
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Đề tài tập trung nghiên cứu quy trình sản xuất điện tại công ty nhiệt điện duyên hải. Thiết kế và xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống khử lưu huỳnh bằng nước biến. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về quy trình, thiết bị… tại doanh nghiệp thực tập, chọn lọc xây dựng phần cứng mô phỏng lại quy trình sản xuất, xây dựng SCADA với các chức năng cần thiết trong doanh nghiệp.
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BOILER TẠI NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU
Tác giả thực hiện:
Lý Chính Đống – 2001000
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Lò hơi, với vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất công nghiệp, đặc biệt là trong các nhà máy lớn, yêu cầu việc duy trì mức nước ổn định để đảm bảo hiệu suất hoạt động và an toàn cho hệ thống. Nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu các thiết bị đo lường và hệ thống điều khiển boiler tại nhà máy nhằm mục đích kiểm soát mức nước nồi hơi và tối ưu hóa quy trình vận hành nồi hơi. Phương pháp thực hiện được sử dụng trong nghiên cứu là sơ khảo các tài liệu liên quan về các thiết bị đo lường và tính ứng dụng của chúng, xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống cấp nước và hơi thông qua phầm mềm Tia Portal nhằm mục đích cho người vận hành có thể theo dõi và quản lý trạng thái hoạt động của nồi hơi. Kết luận, nghiên cứu này đã đem lại những hiểu biết tích cực về cấu tạo, chức năng và nguyên lí hoạt động của các thiết bị đo lường, đem lại sự hiệu quả trong việc đề ra các phương án sửa chữa, bảo trì cho các thiết bị. Và hệ thống mô phỏng cũng đem lại quan sát thực tế hơn để nắm bắt kỹ các thông số định mức quan trọng trong việc đóng góp quá trình sản xuất hơi.
Tên đề tài: ỨNG DỤNG XỬ LÝ ẢNH ĐỂ PHÂN LOẠI VÀ SẮP XẾP SẢN PHẨM THEO MÀU SẮC
Tác giả thực hiện:
Nguyễn Anh Kiệt – 2000853
Đỗ Nguyễn Huy – 2000566
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Đề tài nhằm mục tiêu xây dựng mô hình phân loại và sắp xếp sản phẩm theo màu sắc dựa trên xử lý ảnh, với đối tượng nghiên cứu là phôi mang sắc màu đỏ, xanh. Mô hình có thể áp dụng trong công nghiệp nên thiết bị điều khiển chính được sử dụng trong mô hình là PLC S7 – 1200 của hãng Siemens và camera là thiết bị thu nhận ảnh, cùng với các thiết bị công nghiệp khác. Để phân loại được phôi màu và sắp xếp chúng, mô hình sử dụng YoLov8 là công cụ chính để xử lí ảnh, sau nhiều lần nghiên cứu và huấn luyện mô hình, cộng với sự hỗ trợ đắc lực của phần cứng được thiết kế khoa học. Kết quả của quá trình chạy thực tế, cho thấy mô hình hoạt động ổn định, độ chính xác trong quá trình phân loại và sắp xếp là 100%, từ đó mô hình đã đạt được những mục tiêu ban đầu đã đặt ra.
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ MÔ PHỎNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT HỆ THỐNG LÀM LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA – NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN – TÂY ĐÔ
Tác giả thực hiện:
Đồng Văn Nhã – 2000230
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tự động hóa sản xuất ngày càng phổ biến. Ở Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ bia lớn, nhưng sản lượng sản xuất trong nước còn thấp, nên cần xây dựng thêm nhà máy mới. Khi xây dựng nhà máy, ngoài công nghệ sản xuất và thiết kế dây chuyền, cần tính toán nhiệt lượng cho hệ thống làm lạnh để nâng cao sản lượng, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Đề tài “Nghiên cứu và mô phỏng điều khiển giám sát hệ thống làm lạnh” nhằm cải tiến hệ thống tại Công ty bia – Nước giải khát Sài Gòn – Tây Đô, bao gồm việc lắp đặt và vận hành thiết bị như PLC, cảm biến, kết nối PLC S7-1200, và thiết kế giao diện HMI để hỗ trợ công nhân trong việc điều khiển hệ thống làm lạnh. Trong quá trình thực tập 3 tháng tại nhà máy, tác giả đã tìm hiểu về quy trình sản xuất bia với công suất 70 triệu lít/năm. Quy trình này bao gồm các dây chuyền sản xuất như hệ thống làm lạnh, lên men, lọc, và nấu bia. Tác giả cũng đã nghiên cứu các thiết bị điều khiển như PLC, HMI, biến tần và hệ thống SCADA được sử dụng tại công ty. Qua quá trình tìm hiểu và quan sát, tác giả nhận thấy rằng việc đầu tư vào các thiết bị hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của nhà máy. Việc áp dụng công nghệ tự động hóa không chỉ giúp giảm thiểu sai sót mà còn tối ưu hóa quy trình, từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn của thị trường. Để mô tả lại các quá trình sản xuất tại nhà máy, tác giả đã nghiên cứu và chế tạo mô hình quy trình làm lạnh trong khâu nấu và lên men bia. Việc chế tạo mô hình này nhằm mục đích giúp sinh viên khóa sau có tài liệu tham khảo và hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của các quy trình này trong nhà máy. Mô hình giúp sinh viên nắm bắt các kiến thức thực tế và áp dụng chúng vào quá trình học tập, từ đó hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu và phát triển kiến thức chuyên môn về công nghệ sản xuất bia. Trong quá trình thực tập và chế tạo mô hình, tác giả nhận thấy quy trình làm lạnh trong sản xuất bia có ưu điểm như năng suất cao, đảm bảo chất lượng, và dây chuyền hiện đại, nhưng cũng gặp hạn chế về chi phí đầu tư lớn và yêu cầu kỹ năng cao ở công nhân. Để khắc phục, tác giả đề xuất đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, đầu tư thiết bị giám sát, và tự động hóa quy trình để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO VÀ ỨNG DỤNG MÁY CNC TRONG GIA CÔNG CHI TIẾT
Tác giả thực hiện:
Trần Minh Nhật – 2000259
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Trường Hưng, em đã học được rất nhiều kiến thức thực tiễn và kỹ năng chuyên môn để áp dụng vào đồ án thiết kế máy CNC của mình. Đầu tiên, em hiểu rõ hơn về quy trình vận hành và bảo trì các dòng máy CNC, từ lập trình cho đến xử lý sự cố, giúp em xây dựng hệ thống điều khiển có độ chính xác và ổn định cao. Việc tham gia trực tiếp vào quy trình lắp đặt và cấu hình máy cũng mang lại cho em cơ hội tiếp xúc và rèn luyện khả năng tư duy về cấu trúc cơ khí và các thành phần điện tử của hệ thống CNC. Nhờ sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, em học được cách tối ưu hóa hiệu suất máy bằng việc lựa chọn công cụ và điều chỉnh thông số kỹ thuật phù hợp với từng loại vật liệu gia công. Kỹ năng phân tích và xử lý lỗi thực tế là một trải nghiệm quý báu, giúp em có khả năng nhận diện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành. Những kiến thức này rất hữu ích trong việc hoàn thiện đồ án, giúp em phát triển hệ thống điều khiển hiệu quả hơn và tự tin hơn trong việc đảm bảo chất lượng gia công. Qua đó, em hướng đến việc xây dựng một máy CNC đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu và tiết kiệm chi phí cho thị trường nội địa. Đề tài tập trung vào nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mô hình máy CNC 3 trục, hướng tới việc sản xuất máy CNC nội địa với chi phí hợp lý và khả năng gia công các vật liệu có độ cứng vừa phải như gỗ, nhôm, và nhựa. Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng hệ thống điều khiển cho máy CNC 3 trục đáp ứng các yêu cầu cơ bản về độ chính xác, độ ổn định và khả năng tự động hóa trong gia công chi tiết, từ đó góp phần vào việc giảm phụ thuộc vào máy nhập khẩu và thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước. Nghiên cứu áp dụng hai phương pháp chính: Nghiên cứu tài liệu để hệ thống hóa kiến thức về cấu trúc và các thành phần điều khiển của máy CNC tiêu chuẩn, từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết; Thực nghiệm thông qua thiết kế và chế tạo mô hình máy CNC 3 trục, nhằm kiểm tra khả năng vận hành và gia công các vật liệu khác nhau, đồng thời đánh giá các thông số kỹ thuật thực tế của máy. Kết quả nghiên cứu đã chế tạo thành công mô hình máy CNC 3 trục cỡ nhỏ, có khả năng gia công ổn định các vật liệu như gỗ và nhôm. Máy đáp ứng yêu cầu về độ chính xác và có độ bền cơ bản cho gia công chi tiết đơn giản. Tuy nhiên, các bộ phận như bàn kẹp phôi và hệ thống cấp phôi tự động cần được hoàn thiện thêm để tối ưu hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu cho thấy tính khả thi trong việc chế tạo máy CNC nội địa với chi phí hợp lý và chất lượng đáp ứng yêu cầu cơ bản. Đề tài đề xuất tiếp tục hoàn thiện hệ thống cấp phôi tự động, tăng tính ổn định của máy, và thử nghiệm thêm các vật liệu khác.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: TÌM HIỂU VÀ MÔ PHỎNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA SÚC
Tác giả thực hiện: Phan Tứ An, MSSV: 2000009
Ngành: Công nghệ kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Đồ án tập trung nghiên cứu và tìm hiểu dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc tại Công Ty Cổ Phần Việt – Pháp Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc CN Proconco Cần Thơ, với mục tiêu áp dụng công nghệ tự động hóa hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả trong quy trình sản xuất. Dựa trên nền tảng kiến thức chuyên môn đã học và kinh nghiệm thực tế tích lũy được trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, đồ án tiến hành thiết kế và xây dựng mô hình mô phỏng dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc, kết hợp lập trình hệ thống SCADA trên nền tảng WinCC Unified để điều khiển và giám sát quy trình một cách chính xác và hiệu quả. Mục đích của đề tài không chỉ nhằm nâng cao hiểu biết về hoạt động và cấu trúc của dây chuyền sản xuất mà còn hỗ trợ việc quản lý và điều khiển thông qua các công cụ SCADA tích hợp, với các tính năng như giám sát dữ liệu theo thời gian thực, cảnh báo lỗi và xuất báo cáo. Ngoài ra, đề tài hướng đến việc giảm thiểu lãng phí, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững và gia tăng giá trị kinh tế cho ngành sản xuất thức ăn gia súc. Đồng thời, mục tiêu nghiên cứu còn bao gồm tìm hiểu quy trình vận hành và thiết bị sản xuất tự động tại doanh nghiệp thực tập, xây dựng lại phần cứng mô phỏng quy trình sản xuất, lập trình điều khiển với PLC S7- 1200 và thiết kế hệ thống SCADA với các chức năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tế tại doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để phát triển kỹ năng chuyên môn và khả năng nghiên cứu, tạo tiền đề cho các dự án ứng dụng công nghệ trong tương lai.
Tên đề tài: THIẾT KẾ HỆ THỐNG AN NINH CHO NGÂN HÀNG SỬ DỤNG IOT VÀ CAMERA AI
Tác giả thực hiện:
Nguyễn Đăng Khoa – 2000674
Lê Thị Bảo Trâm – 2001245
Ngành: Công nghệ kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Đồ án thực hiện tìm hiểu hệ thống báo động có sẵn trên thị trường từ đó thiết kế ra sản phẩm kế thừa các tính năng từ sản phẩm có sẵn và phát triển triển thêm tính năng mới như ứng dụng công nghệ AI và IoT. Đối với công nghệ AI đồ án sử dụng mô hình YOLOv8 với tập dữ liệu “People Detection” trên trang Roboflow để huấn luyện mô hình nhận diện đối tượng con người. Sử dụng công cụ Qt6 kết hợp với Qt Designer để thiết kế phần mềm quản lý tích hợp mô hình AI đã được huấn luyện để người dùng giám sát các khung hình của các camera IP được kết nối và cài đặt các thông tin cho hệ thống. Hệ thống đạt được khả năng nhận diện đối tượng con người sau đó gửi cảnh báo thông qua số điện thoại và bật còi báo động. Đồng thời tích hợp thẻ RFID như loại thẻ thông hành thông minh để phân quyền cho người dùng ra vào khu vực cảnh báo. Tích hợp kết nối đến các thiết bị RF433 để điều khiển các tính năng trên hệ thống ở khoảng cách xa. Điều chỉnh được thời gian hoạt động nhận diện con người cho camera được lắp đặt ở sảnh chính để tránh việc nhận diện vào ban ngày. Đề tài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ hiện đại như IoT và trí tuệ nhân tạo trong hệ thống bảo mật ngân hàng. Sự kết hợp giữa camera AI, RFID và phần mềm quản lý giúp nâng cao khả năng giám sát, nhận diện đối tượng nhanh chóng, và quản lý truy cập hiệu quả. Hệ thống này không chỉ cải thiện phản ứng với tình huống khẩn cấp mà còn tối ưu hóa việc điều phối an ninh, góp phần xây dựng hệ thống bảo mật đa lớp đáng tin cậy.
Tên đề tài TÌM HIỂU VÀ MÔ PHỎNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT XI MĂNG
Tác giả thực hiện:
Nguyễn Minh Quân – 2000456
Ngành: Công nghệ kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Ngành công nghiệp xi măng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vật liệu xây dựng chất lượng cao cho các công trình. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV VLXD Xanh Hamaco, tôi đã tập trung nghiên cứu quy trình sản xuất xi măng và áp dụng công nghệ tự động hóa vào thực tế. Qua đó, tôi đã vận dụng những kiến thức đã học để thiết kế và xây dựng mô hình mô phỏng, lập trình hệ thống SCADA trên WinCC Unified, nhằm giám sát và điều khiển quá trình sản xuất xi măng một cách hiệu quả. Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết về hoạt động của dây chuyền sản xuất xi măng, đồng thời phát triển kỹ năng sử dụng các công cụ mô phỏng và tự động hóa, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất. Ngoài ra, mục đích của đề tài còn bao gồm việc giảm thiểu lãng phí và các tác động tiêu cực đến môi trường, góp phần hướng tới sự phát triển bền vững. Việc đảm bảo chất lượng xi măng ổn định thông qua quá trình kiểm soát và giám sát từng giai đoạn sản xuất sẽ giúp nâng cao giá trị kinh tế của ngành, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Trước tiên, sinh viên có thể áp dụng phương pháp quan sát tại nhà máy xi măng để hiểu rõ cách hoạt động của quy trình trộn và sản xuất xi măng, từ khâu nhập nguyên liệu, xử lý, cho đến quá trình phối trộn và đóng gói thành phẩm. Việc quan sát thực tế này giúp sinh viên ngành tự động hóa nắm bắt quy trình sản xuất và hiểu sâu hơn về vai trò của các hệ thống điều khiển tự động như PLC, SCADA trong việc giám sát và điều khiển từng bước của quy trình. Ngoài ra, thực tập tại nhà máy còn cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp cận với các công nghệ và thiết bị tiên tiến, từ đó rèn luyện kỹ năng nhận diện và phân tích vấn đề trong môi trường sản xuất thực tế. Điều này giúp sinh viên nâng cao kiến thức chuyên môn, khả năng ứng dụng các giải pháp tự động hóa vào công nghiệp.
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ SỬ DỤNG AI
Tác giả thực hiện:
Lê Anh Khoa – 2000805
Lý Phi Nhạn – 2000248
Ngành: Công nghệ kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Đề tài “ Nghiên cứu và phát triển hệ thống hỗ trợ trẻ tự kỷ sử dụng AI ” nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển các bài tập, giải pháp công nghệ giúp hỗ trợ trẻ tự kỷ trong quá trình điều trị. Bằng việc sử dụng các giải thuật trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc xây dựng các bài tập hỗ trợ, tạo ra hệ thống bài tập giúp trẻ tương tác giúp phát triển kỷ năng xã hội, điều khiển cơ thể một cách linh hoạt hơn. Xây dựng hệ thống hỗ trợ trẻ tự kỷ bằng cách kết hợp các linh kiện điện tử để để lập trình, theo dõi trạng thái và phương thức truyền thông từ đó có thể điều khiển drone bằng các câu lệnh được tạo. Sử dụng thị giác máy tính vào hệ thống áp dụng phương pháp xử lí ảnh bằng Yolov5 để nhận dạng nhiều đồ dùng theo phương pháp PECS. Dùng Mediapipe giúp phân tích đánh giá khả năng cân bằng của trẻ, với các thuật toán thị giác máy có khả năng theo dõi các khớp điểm (Pose landmarks) trên cơ thể giúp hệ thống phát hiện và phân tích các tư thế của trẻ trong thời gian thực nhằm xác định được trẻ có thể duy trì được tư thế cân bằng trong quá trình thực hiện bài tập hay không, từ đó có thể đánh giá và phản hồi phù hợp. MIT App Inventor dùng để phát triển ứng dụng trên Android, đây là công cụ mã nguồn mở, dễ dàng sử dụng và không yêu cầu người dùng có kiến thức sâu rộng cũng có thể lập trình, tạo ra ứng dụng giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp bằng giọng nói trẻ có thể phát âm thành các ký tự bảng chữ cái, câu đơn hay câu ghép hoàn chỉnh và thêm vào đó kết hợp với điều khiển máy bay không người lái bằng các ký tự trẻ đã nói nhằm tạo cho cảm giác thú vị hơn trong quá trình điều trị. Tạo ứng dụng trên máy tính bằng Pyside6 và Qt Designer, hệ thống được thiết kế linh hoạt dễ dàng sử dụng và thao tác. Giao diện sẽ giúp người dùng có thể thực hiện các bài tập cân bằng, chuyển đổi qua lại giữa điện thoại và máy tính để có thể thực hiện điều khiển drone một cách thuận thiện hơn. Kết hợp giữa máy bay không người lái và các bài tập cân bằng giúp tăng cường sự mới mẻ, hứng thú và tương tác của trẻ đối với bài tập, tạo môi trường năng động mà còn giúp trẻ phát triển khả năng điều khiển cơ thế, tập trung cũng như sự tự tin trong quá trình học tập và giao tiếp. AI cũng đóng vai trò quan trọng trong quán trình học và điều chỉnh bài tập, giúp đỡ hiệu quả trong quá trình điều trị. Nghiên cứu này không chỉ góp phần hỗ trợ trẻ tự kỷ phát triển các kỹ năng một cách toàn diện hơn mà còn mở ra những tiềm năng lớn trong việc ứng dụng công nghệ AI vào lĩnh vực giáo dục và y tế, đặc biệt là trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho những trẻ em.
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÉ NGÃ SỬ DỤNG AI VÀ IoHT
Tác giả thực hiện:
Trần Lộc Đỉnh – 2000187
Huỳnh Văn Minh – 2001075
Ngành: Công nghệ kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Đồ án này tập trung nghiên cứu và phát triển một hệ thống phát hiện té ngã thời gian thực, ứng dụng công nghệ AI và IoHT nhằm giảm thiểu nguy cơ chấn thương, đặc biệt ở người cao tuổi. Hệ thống có khả năng nhận diện tư thế người qua camera giám sát và gửi cảnh báo tức thì tới người thân hoặc nhân viên y tế khi phát hiện sự cố, đảm bảo can thiệp kịp thời. Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào việc phát triển một giải pháp tích hợp công nghệ AI để nhận diện tư thế người qua hình ảnh và kết hợp với thiết bị IoT nhằm thu thập dữ liệu liên tục, tạo ra một hệ thống IoHT an toàn. Mô hình YOLOv8n Pose được áp dụng để nhận diện và phân tích tư thế của người dùng từ Camera AI giám sát, trong khi các thiết bị IoT như Camera IMOU A23, module SIMA7680C và ESP32 giúp quản lý và truyền tải thông tin một cách nhanh chóng. Hệ thống được thiết kế nhằm đảm bảo khả năng giám sát liên tục, đáng tin cậy và có khả năng đáp ứng trong thời gian thực. Khi phát hiện té ngã, hệ thống sẽ ngay lập tức gọi điện cảnh báo tới điện thoại hoặc thiết bị của người chăm sóc, đảm bảo có sự can thiệp kịp thời. Hệ thống được thử nghiệm trong nhiều điều kiện thực tế khác nhau, từ môi trường sáng đầy đủ đến ánh sáng yếu. Kết quả cho thấy độ chính xác cao, với các chỉ số Recall và Precision đáng tin cậy, đảm bảo phát hiện nhanh, chính xác và hạn chế báo động giả. Các thử nghiệm này chứng minh rằng hệ thống có thể duy trì hiệu suất ổn định trong nhiều tình huống đa dạng, kể cả trong những điều kiện không lý tưởng. Nhờ đó, hệ thống không chỉ hỗ trợ người dùng duy trì cuộc sống tự chủ mà còn giảm áp lực lên gia đình và hệ thống y tế trong bối cảnh dân số già hóa. Với những kết quả đạt được, hệ thống này có tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Trong tương lai, chúng tôi đề xuất tiếp tục mở rộng phạm vi giám sát bằng cách tích hợp thêm nhiều cảm biến và cải thiện thuật toán để hệ thống có thể hoạt động hiệu quả hơn trong các môi trường phức tạp. Đồng thời, việc tối ưu hóa khả năng truyền thông tin và cảnh báo cũng sẽ được nghiên cứu để nâng cao độ tin cậy của hệ thống.
Tên đề tài: TÌM HIỂU VÀ MÔ PHỎNG HOẠT ĐỘNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI/THỦY SẢN
Tác giả thực hiện:
Huỳnh Thị Yến Nhi – 2000261
Ngành: Công nghệ kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi/thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, các nhà máy sản xuất hiện đang đối mặt với những thách thức như hiệu quả sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều và lãng phí nguyên liệu. Việc tối ưu hóa quy trình sản xuất thông qua mô phỏng giúp nâng cao hiệu suất, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành. Do đó, đề tài tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi/thủy sản tại Công ty Cổ phần VIENOVO VIETNAM. Nghiên cứu bao gồm việc quan sát chi tiết dây chuyền sản xuất hiện tại, phân tích quá trình vận hành thực tế và hệ thống giám sát, vận hành sản xuất đang áp dụng tại công ty. Với mục tiêu là xây dựng một mô hình mô phỏng và hệ thống điều khiển của quy trình sản xuất. Dựa trên kiến thức thu được từ quá trình học tập tại trường và quan sát thực tế tại công ty, đề tài sẽ thiết kế một mô hình mô phỏng hoạt động của dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi/thủy sản, xây dựng mô hình điều khiển quy trình thông qua lập trình PLC S7-1200 sử dụng WinCC Unified, tạo ra giao diện trực quan để giám sát và điều khiển quá trình sản xuất và từ đó điều khiển cho phép truy cập và vận hành qua Localhost, đảm bảo tính linh hoạt và khả năng truy cập từ xa.
Tên đề tài: NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO SẢN PHẨM NỒI HAI LỚP ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ THEO YÊU CẦU CỦA CÔNG TY ĐỂ NẤU VÀ GIỮ NÓNG SỮA BẮP
Tác giả thực hiện:
Nguyễn Hiếu Nghĩa – 2000173
Nguyễn Quốc Khanh – 2000657
Ngành: Công nghệ kỹ thuật ĐK&TĐH
Tóm tắt:
Việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất thực phẩm đang trở nên phổ biến tại Việt Nam. Đề tài “Nghiên cứu nguyên lý hoạt động thiết kế và chế tạo sản phẩm nồi hai lớp ứng dụng vào thực tế theo yêu cầu của công ty để nấu và giữ nóng sữa bắp” được thực hiện nhằm mục đích nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm chi phí năng lượng, và đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Mô hình nồi hai lớp này được phát triển dựa trên việc nghiên cứu các hệ thống nấu giữ nhiệt đã có trước đó trên thị trường, nhận thấy rằng nhiều hệ thống chưa tối ưu về cả mặt hiệu quả và giá thành. Với sự tiến bộ của các nước phát triển trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất thực phẩm, chúng tôi đã đề xuất ý tưởng chế tạo nồi hai lớp tự động để đáp ứng nhu cầu nấu và giữ nóng sữa bắp. Đề tài này tập trung vào việc tìm hiểu các hệ thống đã có, phân tích các điểm chưa tối ưu, và đề xuất cải tiến bằng cách sử dụng vật liệu cách nhiệt hiệu quả và hệ thống điều khiển an toàn dễ vận hành. Điều này giúp giảm chi phí vận hành và năng lượng, đồng thời tăng cường hiệu quả sản xuất. Sau khi hoàn thành mô hình và tiến hành thử nghiệm, kết quả cho thấy nồi hai lớp có thể hoạt động độc lập, duy trì nhiệt độ ổn định cho sữa bắp, và đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình nấu và giữ nóng. Hệ thống cho phép điều chỉnh nhiệt độ một cách linh hoạt và tiết kiệm năng lượng, đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất thực tế.
Trân trọng ./.
- Thực tập thực tế đồ án của Khoa Kỹ thuật Cơ khí HK2 (2024-2025)
- Hội thảo khoa học về Cơ điện tử và Tự động hóa lần thứ III – Năm 2024
- Buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp/ Thực tập tốt tốt nghiệp trình độ đại học năm 2024-2025
- Tổ chức Hội thảo khoa học cấp Trường năm học 2024 – 2025 “Hội thảo về Cơ Điện Tử và Tự Động Hoá lần thứ 3”
- Các NCKH – Đồ án/TTNN của sinh viên Khoa Kỹ thuật cơ khí niên khóa 2020-2024 lần 1
TUYỂN DỤNG
CTY TAEKWANG THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NĂM 2024
05-11-2024
CTY TAEKWANG THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
TaeKwang Cần Thơ thông báo tuyển dụng:
1. Trưởng nhóm phòng lương
2. Trưởng nhóm bảo vệ
3. Nhân viên kế hoạch sản xuất
4. Nhân viên quản lý sản xuất
5. Nhân viên phòng Lab
6. Công nhân kỹ thuật HÀN CẮT KIM LOẠI (đến PV trực tiếp tại công ty)
JD và yêu cầu công việc chi tiết vui lòng xem ảnh bên dưới.
📧 Gửi CV ứng tuyển qua email: lp.thinh1@taekwang.com
Công Ty TNHH TKG TaeKwang Cần Thơ
🏠 Địa Chỉ: KCN Hưng Phú 2B – P. Phú Thứ – Q. Cái Răng – TP. Cần Thơ
📞 Zalo: 0707 323 100
Trân trọng ./.
- Tuyển dụng nhân viên sửa chữa, bảo dưỡng ô tô làm việc tại Nhật
- Thông tin việc làm – Kỹ thuật viên làm việc tại Nhật Bản chuyên ngành Cơ khí
- THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐƯA SINH VIÊN ĐI THỰC TẬP TRẢI NGHIỆM – CÔNG TY TNHH PSAS VIỆT NAM
- Ngày hội việc làm 27.01.2024
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG – CÔNG TY TNHH FEEL ENGINEERING VINA
THÔNG BÁO
BỘ MÔN
ĐOÀN THỂ
Video
Nơi tiếp nhận thông tin phản hồi
LH Zalo: Khoa Kỹ thuật Cơ khí
